Mở bán chung cư The Sparks Dương Nội

Mở bán chung cư The Sparks Dương Nội

Quà tặng mở bán Chunng cư The Sparks Dương Nội

Mở bán chung cư The Sparks Dương Nội

Phối cảnh dự án
Chung cư The Sparks Dương Nội của chủ đầu tư Tập đoàn Nam Cường Diện tích căn hộ đa dạng: từ 54m2 đến 164m2 Giá bán cực kỳ hợp lý từ 1 tỷ/ căn (đã bao gồm VAT và nội thất) Ngân hàng hỗ trợ vay 70% giá trị căn hộ với lãi suất 0%. Đóng 30% nhận nhà ở ngay Nội thất hoàn thiện cao cấp: sàn gạch ceramic, trần thạch cao, các thiết bị vệ sinh TOTO, hệ thống chiếu sáng, hệ thống camera đảm bảo an ninh tuyệt đối..
Vị trí dự án
Dự án chung cư The Sparks Dương Nội tọa lạc tại trên mặt đường Lê Văn Lương kéo dài, nơi giao cắt với đường Lê Trọng Tấn và đường vành đai 4. Cách trung tâm quận Hà Đông 1.5km, Cách KĐT Văn Khê 1km, cách trường ĐH Thành Tây 300m, cách khu vui chơi Thiên Đường Bảo Sơn chỉ 3km. Hệ thống nhà trẻ, trường tiểu học, trung học được xây dựng sẵn ngay tại khu đô thị
Tiện ích dự án
Tại mỗi tầng bố trí khu vực sinh hoạt cộng đồng nội bộ diện tích 50m2
• Hệ thống thang máy: gồm 4 thang: 1 thang hàng và 3 thang khách hiệu Misubishi, Otis, Hitachi, Thysen Kroup hoặc tương đương
• Hệ thống cấp nước: tự động hóa và được bơm từ nguồn nước Sông Đà. ( Khách hàng mua nước đúng giá của UBND thành phố niêm yết thông qua Công ty nước sạch Hà Đông )
tư vấn bán hàng
Phòng kinh doanh: (Mr.) Thành
yahoo
yahoo
skype
skype
điện thoại
0989.930.869

gmail
thanh.pt34@gmail.com

Chung cư The Sparks Dương Nội - Tập đoàn Nam Cường

Tín dụng bất động sản tăng trưởng mạnh mẽ

Thời gian qua, tín dụng bất động sản đang có mức tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, mức tăng này cũng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bong bóng bất động sản có thể quay lại.


Phục hồi mạnh mẽ
Từ đầu năm đến nay, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, tín dụng đã có những bước phục hồi mạnh mẽ. Tính đến ngày 20/9, tín dụng toàn hệ thống đã đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 đến nay với khoảng 10,8% (cùng kỳ năm 2014 chỉ tăng 6,6 và dự báo có thể tăng 17% trong năm 2015 với quy mô ước đạt khoảng 340.000 tỷ đồng.
Trong đó, tín dụng bất động sản là lĩnh vực đang có mức tăng trưởng cao hơn con số trung bình của toàn hệ thống. Thị trường bất động sản đang có tín hiệu hồi phục tích cực với nhiều dự án có khả năng hồi sinh, vì vậy các ngân hàng sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn. Nhờ vậy, tính đến đầu tháng 9/2015, tín dụng bất động sản đã tăng 13%.
Như vậy, tín dụng bất động sản đã có sự phục hồi mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, có tác động tích cực cho cả nền kinh tế và các ngân hàng. CBRE Việt Nam cũng đưa ra dự báo trong 3 tháng còn lại của năm 2015, tín dụng với lãi suất thấp có thể vẫn là một trong những đòn bẩy của thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tín dụng bất động sản tăng cao trở lại là nhờ chiến lược kinh doanh của các ngân hàng khi cho vay mua nhà được đánh giá là có nhiều tiềm năng. Bởi vậy, nhiều ngân hàng tích cực giải ngân cho các dự án và tung ra nhiều ưu đãi cho người mua nhà. Nhờ đó đã góp phần đưa dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản, khích thích thị trường phát triển.
Theo ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), tín dụng rất cần thiết để phục hồi thị trường bất động sản nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhiều ngành kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản phục hồi cũng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, cũng cần có những biện pháp kiểm soát triệt để để không tái diễn tình trạng bong bóng bất động sản như trước đây.
Thận trong nguy cơ bong bóng
Trước lo ngại của dư luận thời gian qua về mức tăng trưởng nhanh của tín dụng bất động sản và nguy cơ bong bóng bất động sản quay trở lại, các chuyên gia cho rằng, dù tăng trưởng cao hơn bình quân toàn hệ thống, song tín dụng bất động sản mới chiếm tỷ trọng 8% tổng tín dụng toàn hệ thống và hoàn toàn chưa đáng lo ngại.
Thêm vào đó, hiện nay, dòng vốn tín dụng chủ yếu được chuyển sang nhu cầu thực của người mua nhà nên rủi ro từ tín dụng bất động sản sẽ ít hơn nhiều so với dòng vốn chảy vào đầu cơ.
Tuy nhiên, cho vay bất động sản luôn được cảnh báo là có hệ số rủi ro cao nhất và bong bóng bất động sản có thể quay lại bất cứ lúc nào. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng cần thận trọng hơn trong quá trình vay và cho vay bất động sản.
Theo đó, các doanh nghiệp không nên lệ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng. Ngược lại, các ngân hàng cũng cần lường trước những rủi ro của việc đẩy vốn vào bất động sản, tăng cường kiểm soát sử dụng vốn đúng mục đích. Đa phần các khoản cho vay địa ốc là trung và dài hạn, vì vậy, các chuyên gia cho rằng, ngân hàng cần chú trọng tới việc kiểm soát để cân đối nguồn vốn cũng như rà soát dòng lãi suất tầm nhìn trung và dài hạn.
Theo tapchitaichinh.vn

Mua ngân hàng 0 đồng ”không gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước”

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, quá trình tái cơ cấu 3 ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng sẽ không sử dụng tiền của ngân sách Nhà nước
Dù không được đề cập nhiều trong báo cáo của Chính phủ, song nỗi lo về việc Ngân hàng Nhà nước đứng ra mua một số ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng lại là vấn đề rất được quan tâm tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.

Nỗi lo đó bắt nguồn từ phân tích cho rằng, khi mua với giá 0 đồng thì Ngân hàng Nhà nước phải gánh toàn bộ các khoản nợ không hề nhỏ của các ngân hàng này, và nếu không trả được thì ngân sách Nhà nước sẽ phải chịu toàn bộ số tiền đó.
Nhưng, theo khẳng định tại văn bản vừa được Thống đốc Nguyễn Văn Bình gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, quá trình tái cơ cấu 3 ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng sẽ không sử dụng tiền của ngân sách Nhà nước.

Ông Bình giải thích, về chủ trương, Bộ Chính trị và Chính phủ đã thống nhất quan điểm: trong giai đoạn hiện nay, chưa áp dụng phá sản tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Phá sản để đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Do đó, việc Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại yếu kém là giải pháp cuối cùng, khi không còn giải pháp xử lý khác khả thi hơn. 
Thông tin cụ thể hơn là đối với 3 ngân hàng thương mại vừa được Ngân hàng Nhà nước mua lại, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định Vietcombank quản trị, điều hành Ngân hàng Xây dựng và Viettinbank quản trị, điều hành Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu. 

Hiện nay, VietinBank và Vietcombank đều là những ngân hàng có tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động lớn, tình hình hoạt động kinh doanh ổn định, năng lực quản trị điều hành khá tốt và khẳng định vị thế quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Thống đốc trình bày.

Liên quan đến nguồn lực - vấn đề đã được một số vị đại biểu nêu tại nghị trường, Thống đốc giải thích, Ngân hàng Nhà nước mua ngân hàng 0 đồng tức là không phải bỏ tiền ra mua ngân hàng. Theo quy định của pháp luật, các khoản cho vay đặc biệt đối với ngân hàng được mua lại đến nay được ưu tiên hoàn trả so với các khoản nợ khác của ngân hàng. Do đó, về thiệt hại kinh tế đối với Ngân hàng Nhà nước là hầu như không có. 
Hiện nay, vốn điều lệ của các ngân hàng được mua lại không còn do thua lỗ, nhưng với các giải pháp mạnh mẽ về tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản và mở rộng hoạt động kinh doanh mới nhờ Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng được mua lại, thì vốn điều lệ của ngân hàng sẽ từng bước được khôi phục, Thống đốc nhìn nhận.

Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng nói thêm, các quan hệ kinh tế, tài chính giữa Vietinbank, Vietcombank với 3 ngân hàng Xây dựng, Dầu khí Toàn cầu và Đại Dương là quan hệ dân sự bình thường giữa hai pháp nhân độc lập, và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. 

Vietinbank, Vietcombank không phải gánh chịu các chi phí, tổn thất và không phải cấp vốn đối với 3 ngân hàng được mua lại, ngoài việc cử người tham gia quản trị, điều hành tại ngân hàng mua lại. Các khoản hỗ trợ vốn của Ngân hàng Nhà nước cho ngân hàng được mua lại là quan hệ tín dụng và ngân hàng mua lại có nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Kết thúc báo cáo, Thống đốc in nghiêng các dòng sau: "Như vậy, biện pháp mua lại ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém với giá 0 đồng được Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; không sử dụng tiền của ngân sách Nhà nước; không gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại Nhà nước được chỉ định tham gia quản trị, điều hành. 

Đặc biệt là, việc mua lại và tiếp quản các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém trong thời gian qua đã góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ và củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng và các chủ trương, biện pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng".


Đặc biệt là, việc mua lại và tiếp quản các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém trong thời gian qua đã góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ và củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng và các chủ trương, biện pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng".
Theo Vneconomy

Hà Nội công bố quy hoạch trụ sở nhiều Tổng Công ty tại KĐT Cầu Giấy



Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội vừa công bố và bàn giao hồ sơ quy hoạch chi tiết khu vực trụ sở các tổng công ty tại KĐTM Cầu Giấy, tỷ lệ 1/500.
Theo đó, khu đất nghiên cứu tại các phường Yên Hòa, Trung Hòa (Cầu Giấy), Mễ Trì (Nam Từ Liêm) diện tích khoảng: 280.051m2, quy mô dân số khoảng 4.838 người nhằm xác định hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu chức năng sử dụng đất, cập nhật các dự án đầu tư được điều chỉnh và đang triển khai theo chủ trương của UBND TP.

Khu vực trụ sở các TCty tại KĐTM Cầu Giấy có phía Tây Bắc giáp đường Bảo tàng Dân tộc học - Yên Hòa - Phú Đô (nay là đường Dương Đình Nghệ có mặt cắt ngang 50m); phía Tây Nam giáp đường Phạm Hùng có mặt cắt ngang 68m; phía Đông giáp KĐTM Nam Trung Yên và đường KĐT có mặt cắt ngang 21,25m; phía Đông Nam giáp Khu trung tâm thương mại Big C Thăng Long.

Mục tiêu của quy hoạch nhằm hoàn chỉnh đồng bộ tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật đô thị và vệ sinh môi trường tại khu vực...

Về thiết kế đô thị theo hướng triển khai tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan khu vực đảm bảo tính hiện đại, với điểm nhấn cao tầng là tổ hợp khách sạn Keangnam 5 sao có chiều cao 70 tầng (ô đất 12-E6).

Từ đây, không gian độ cao được chuyển tiếp, có nhịp điệu cao thấp hài hòa về hai phía dọc theo các tuyến đường Phạm Hùng và Dương Đình Nghệ, với các công trình điểm nhấn tại các điểm ngã tư chính: trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (ô đất 23-E3) cao 55 tầng, tổ hợp công trình cao 35 tầng tại ô đất 08-E7 của TCty Hàng không Việt Nam, tổ hợp công trình cao 45 tầng tại lô đất E9. Khu vực trụ sở các TCty xây dựng công trình so với chỉ giới đường Phạm Hùng là 20m; đường Dương Đình Nghệ là 15m.

Đối với các công trình tại các ô đất còn lại: khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ và khoảng cách đến các công trình lân cận phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Các công trình so với chỉ giới đường đỏ đối với các tuyến đường giao thông khu vực thuộc KĐTM Tây Nam Hà Nội tối thiểu là 8m.

Theo Trithuctre

Đề xuất Nhà nước bán “đất vàng”, cổ phần để tăng thu ngân sách

Khách sạn Daewoo Hà Nội hiện do một doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ đến 70% cổ phần

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa đề xuất Quốc hội và Chính phủ 5 giải pháp được cho là có thể mang lại hàng tỷ USD, trong bối cảnh ngân sách quốc gia đang ngày một eo hẹp.

Thứ nhất, theo VAFI, cần tập trung bán cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp, công ty đã cổ phần hóa và kinh doanh hiệu quả như Mobifone, Viettel, Sabeco, Habeco, Vinamilk…

Trên thực tế, việc Nhà nước thoái vốn khỏi một số doanh nghiệp lớn mới đây cũng đã được Chính phủ thông qua về mặt chủ trương, trong đó cho phép một số doanh nghiệp lớn như SCIC, Vinamik, FPT… được tự quyết định thời điểm thích hợp để thoái vốn.

Thứ hai, Nhà nước nên mạnh dạn bán những bất động sản có giá trị lớn ở vị trí trung tâm Tp.HCM, Hà Nội. 

Theo VAFI, đó là các khu trung tâm thương mại, đất vàng, các khách sạn lớn đang được quản lý bởi doanh nghiệp nhà nước hay là phần vốn góp của thành phố trong các liên doanh nước ngoài như: tổ hợp văn phòng Daewoo, khách sạn Rex, Caravelle, Metropole Hà Nội...

VAFI khuyến nghị, những công trình trên không nên cổ phần hóa, mà bán đấu giá toàn bộ tài sản cho một nhà đầu tư để thu tiền về ngân sách. 

Đề xuất thứ ba của VAFI là dùng giải pháp kỹ thuật để chuyển nhanh các tập đoàn kinh tế lớn, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hiệu quả thành công ty cổ phần, với 3 cổ đông là Nhà nước, công đoàn, đảng ủy. 

Mục đích của việc này là thu cổ tức hàng năm. Theo ước tính của VAFI, những doanh nghiệp chưa có kế hoạch cổ phần hóa như VNPT, Petro Vietnam, SCIC, Viettel, EVN, VinaFone, các công ty xổ số kiến thiết..., nếu thu cổ tức ở mức khiêm tốn thì hàng năm cũng nộp cho ngân sách Nhà nước khoảng 2 tỷ USD.

Thứ tư, VAFI cho rằng nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng miếng, vàng nhẫn vì đây là hàng hóa xa xỉ cần phải thực hiện điều tiết. Để nguời dân yên tâm, chỉ thu thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng miếng, vàng nữ trang - thuế suất 20%. Riêng hoạt động bán vàng cho Ngân hàng Nhà nước theo giá thế giới thì không phải chịu thuế này.

Kiến nghị cuối cùng của VAFI tập trung vào thị trường chứng khoán, trong đó Nhà nước cần xác định ưu tiên xây dựng ngành công nghiệp chứng khoán trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nòng cốt của đất nước. Nếu làm được, thu ngân sách có cơ sở tăng gấp hơn chục lần so với hiện nay.
Theo Vneconomy

Đã có 40 ngân hàng được bảo lãnh bất động sản


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa công bố danh sách bổ sung thêm 2 ngân hàng thương mại có đủ điều kiện thực hiện hoạt động bảo lãnh cho chủ đầu tư bất động sản để bán, cho thuê mua nhà hình thành trong tương lai.

Trước đó, đã có 38 ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án hình thành trong tương lai. Và nay, NHNN công bố thêm 2 ngân hàng là TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank). Như vậy, tính đến thời điểm này có tổng cộng 40 ngân hàng thương mại đủ điều kiện để thực hiện hoạt động bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai.

Theo thông tư 07/2015/TT-NHNN, Quy định về bảo lãnh ngân hàng được NHNN ban hành quy định về hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó có quy định việc bảo lãnh bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo đó khi Luật Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực. Để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, Luật Kinh doanh bất động sản quy định chủ đầu tư chỉ được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi có bảo lãnh của ngân hàng thương mại. Khi phát hành bảo lãnh cho chủ đầu tư, ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng nếu chủ đầu tư không thực hiện giao nhà theo đúng tiến độ đã cam kết.
Và các ngân hàng thương mại phải tuân thủ các quy định như: Nhà ở hình thành trong tương lai có đủ điều kiện được bán, cho thuê theo quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản; ngân hàng thương mại đánh giá chủ đầu tư có khả năng thực hiện đúng tiến độ dự án và sử dụng số tiền ứng trước, các khoản tiền khác của bên mua, bên thuê mua đã trả cho chủ đầu tư thực hiện đúng mục đích.
Đồng thời, cam kết bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải có hiệu lực đến thời điểm ít nhất 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua nhà ở theo thỏa thuận của chủ đầu tư với bên mua, bên thuê mua nhà ở.
Theo Landtoday

Đã có 40 ngân hàng được bảo lãnh bất động sản


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa công bố danh sách bổ sung thêm 2 ngân hàng thương mại có đủ điều kiện thực hiện hoạt động bảo lãnh cho chủ đầu tư bất động sản để bán, cho thuê mua nhà hình thành trong tương lai.

Trước đó, đã có 38 ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án hình thành trong tương lai. Và nay, NHNN công bố thêm 2 ngân hàng là TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank). Như vậy, tính đến thời điểm này có tổng cộng 40 ngân hàng thương mại đủ điều kiện để thực hiện hoạt động bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai.

Theo thông tư 07/2015/TT-NHNN, Quy định về bảo lãnh ngân hàng được NHNN ban hành quy định về hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó có quy định việc bảo lãnh bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo đó khi Luật Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực. Để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, Luật Kinh doanh bất động sản quy định chủ đầu tư chỉ được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi có bảo lãnh của ngân hàng thương mại. Khi phát hành bảo lãnh cho chủ đầu tư, ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng nếu chủ đầu tư không thực hiện giao nhà theo đúng tiến độ đã cam kết.
Và các ngân hàng thương mại phải tuân thủ các quy định như: Nhà ở hình thành trong tương lai có đủ điều kiện được bán, cho thuê theo quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản; ngân hàng thương mại đánh giá chủ đầu tư có khả năng thực hiện đúng tiến độ dự án và sử dụng số tiền ứng trước, các khoản tiền khác của bên mua, bên thuê mua đã trả cho chủ đầu tư thực hiện đúng mục đích.
Đồng thời, cam kết bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải có hiệu lực đến thời điểm ít nhất 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua nhà ở theo thỏa thuận của chủ đầu tư với bên mua, bên thuê mua nhà ở.
Theo Landtoday